IT LIKSIN
www.liksin.vn
Tin tức

Tin tức, Sưu tầm, Trao đổi ý kiến


 

ERP tại Liksin – Cách quản lý toàn diện

15/11/2016

ERP là cụm từ Enterprise Resource Planning tạm dịch là hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Cho phép tổ chức sử dụng một hệ thống các ứng dụng tích hợp để quản lý doanh nghiệp và tự động hóa nhiều chức năng văn phòng liên quan đến công nghệ, dịch vụ và nguồn nhân lực.

Bắt đầu triễn khai một dự án ERP, có rất nhiều việc phải làm, nhưng trước tiên cần chú ý đến các vấn đề cốt lõi sau đây:

1/ Mô tả được qui trình kinh doanh (bussiness process) và qui trình công việc (workflows).

2/Xây dựng được thước đo (định lượng được) các qui trình trên.

3/Xác định tác động của qui trình đến từng công đoạn, từng bộ phận và đến từng nhóm và thậm chí đến từng cá nhân.

4/Phải có khả năng quản lý sự thay đổi (ERP vốn vận hành như 1 dòng chảy, kết quả của khâu trước là đầu vào của khâu sau và do lệnh sản xuất đã được lập kế hoạch trước nên các bộ phận tự kiểm tra và phản hồi ngay trong quá trình sản xuất khi có phát sinh lỗi ở bất cứ công đoạn nào).

Nhiều nhà cung cấp ERP thường nói bussiness Process của công ty bạn không là vấn đề, phần mềm của họ sẽ giải quyết (quy trình kinh doanh) theo cách tốt nhất, thì đó là lời nói dối. Bởi vì ngành này khác ngành kia, Chế biến thực phẩm khác ngành in, ngành cơ khí … không thể có một bussiness process, workflows chung cho tất cả các ngành, thậm chí trong cùng ngành, mổi doanh nghiệp có cách thức quản lý khác nhau và tương tự không thể có ERP chung cho tất cả các doanh nghiệp.

Panorama đã khảo sát hàng loạt doanh nghiệp từ nhỏ, vừa và lớn trên khắp Châu âu, bắc Mỹ và châu Á trong nhiều năm, một kết quả không thay đổi là ERP có chi phí đắt đỏ (bình quân 7.3 triệu USD) nhưng chưa đến 50% doanh nghiệp triễn khai thu được quá nửa lợi ích như kỳ vọng ban đầu.

ERP không đơn giản là một phần mềm, triển khai nó đòi hỏi phần lớn nhân viên phải tham gia bao gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất. Chỉ cần quy trình kinh doanh không sát với thực tế chỉ ở một khâu, toàn bộ hệ thống sẽ bị tắt nghẻn.

Để triễn khai ERP, Liksin bắt đầu thiết kế qui trình kinh doanh sát với thực tiển ngành in, bao bì, nhận dạng sự khác biệt giữa các công nghệ in flexo, offset, ống đồng. Ngoài ra sản phẩm cuối cùng (bao bì giấy, bao bì nhựa, nhãn hàng) cũng quyết định sự khác biệt đối với quy trình công nghệ, bởi vậy Công ty cổ phần in nhãn hàng An Lạc (bắt đầu 2013), xí nghiệp in bao bì giấy Liksin (bắt đầu 2014), xí nghiệp Bao bì Liksin (bắt đầu 2015), xí nghiệp bao bì An Khang ( bắt đầu 2016) vận hành các module sản xuất khác nhau trong cùng hệ thống ERP Liksin.

Qui trình kinh doanh LIKSIN lấy bạn hàng làm trung tâm (Bạn hàng trực tiếp là các doanh nghiệp sản xuất, gián tiếp là người tiêu dùng) mà lõi là cấu trúc sản phẩm, từ đây thiết kế các quy trình quản lý bạn hàng (của ai), quy cách, nguyên vật liệu (làm từ vật tư nào), quy trình công nghệ nào, máy móc nào, định mức, tính giá, chào hàng, nhận đơn hàng, phát hành LSX, thực hiện sản xuất qua tất cả công đoạn, KCS, giao hàng, phát hành hóa đơn, doanh thu, công nợ . . . cho đến kết quả cuối cùng tự động ghi nhận vào hệ thống kế toán. Đặt biệt, đối với riêng bao bì nhựa phải thiết kế riêng một module cấu trúc công nghệ để mô tả và tính toán các công thức keo, nhựa đùn, nhựa thổi, thổi 1 lớp, thổi đa lớp, màng phức hợp …

Tóm lại hệ thống ERP dựa vào cấu trúc sản phẩm sẽ tự động lập một bảng định mức, ước tính đơn giá cho từng đơn hàng (tùy số lượng), kiểm tra tồn kho, khả năng đáp ứng của máy móc thiết bị, sau đó lập kế hoạch sản xuất thông qua lệnh sản xuất, tạo mã mạch, kế tiếp thông qua máy quét hổ trợ thực hiện sản xuất, ghi nhận số liệu và giám sát việc tuân thủ quy trình ở từng công đoạn cho đến khi giao hàng và ghi nhận vào hệ thống kế toán và cuối cùng, quản lý sự hài lòng của bạn hàng thông qua portal và module quản lý hàng trả lại.

ERP là cách quản lý toàn diện, bao gồm lập kế hoạch, ghi nhận số liệu thực hiện, kiểm soát giửa các bộ phận, có nghĩa là ngăn cản sai sót ngay trước khi làm. Ví dụ ngay khi phát hành 1 lệnh SX, máy tính đã cho biết tồn kho, nếu còn tồn kho nhiều mà tiếp tục sản xuất, máy tính sẽ ngăn cản không cho phát hành . . .

Kết luận: Không phải có tiền và muốn triển khai ERP là được, muốn là một chuyện, còn làm được là chuyện khác. Đầu tư vào ERP xác xuất thành công không quá 50%. Phòng công nghệ thông tin đã triển khai giai đoạn 1 và theo đánh giá đến nay là có thành công bước đầu, “tạm ổn” cho các đơn vị được triển khai. Trong thời gian tới tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 nhằm vận dụng và phát huy lợi ích cũng như hiệu quả cao nhất của ERP.

Nguyễn Văn Tiện

Số lần đọc: 1521

TIN TỨC BẰNG HÌNH ẢNH